SẢN PHẨM

Kỷ thuật ghép xương rồng Cactaceae

MUA HÀNG CHI TIẾT
- Gốc ghép là xương rồng 6 cạnh đã được vạt xéo ở gốc. phơi noi râm mát 10-20 ngày rồi mới đem trồng vào chậu nhỏ

- Sau 2 tháng trồng, bộ rễ phát triển tốt, thân xương rồng săn chắc, có thể sử dụng làm gốc ghép. Thường cắt bỏ gai để dể thao tác

-Bước 1:Cắt ngang ngọn gốc ghép, khoảng 3cm tính từ ngọn trở xuống, để to mặt phẳng ghép ban đầu

-Bước 2:Vạt xéo các cạnh bên của gốc ghép để to 1 mặt phẳng có tiết diện gần như là high tròn

-Bước 3:Gọt sửa để to mặt phẳng của đường tròn. Đường tròn lúc nào cũng nhỏ hơn đường kính mặy cắt ở con giống ghép

-Bước 4:Tách con giống từ cây  mẹ. nên dùng mũi dao để cắt tốt hơn là bẻ vì dể làm tổn thương cây mẹ, cây con

- Bước 5:Cắt ngang phần gốc giống ghép để tạo mặt phẳng ghép. Lát cắt phải dứt khoát, không ngập ngừng. Mặt phẳng cắt nầy lúc nào cũng lớn hơn mặt phẳng của gốc ghép.

- Bước 6:Cắt thêm 1 lát mỏng kế dưới lớp cắt đầu tiên (1-2mm)sẻ to được 1 mặt phẳng không bị lõm

- Bước 7:Cắt ngang gốc ghép thêm 1 lát cắt mỏng để tạo 1 mặt phẳng ghép mới thật phẳng (thao tác nhanh, dứt khoát, liền lạc)

- Bước 8:Đặt con giống lên mặt phẳng cắt ghép đúng ngay trung tâm

- Bước 9:Dùng chỉ quấn vài vòng vào búi gai để làm điểm xuất phát của dây cột chằng

- Bước 10:Vòng cột đầu tiên phải cẩn thận, phải vịn phụ để không làm rớt con giống

-Bước 11:Cây xương rồng ghép sau khi được cột chằng qua nhiều vòng, chia đề dây cột ra tất cả các phía để 2 mặt phẳng tiếp xúc đều. Lực cột vừa xiết tay là được, không làm dập xương rồng

- Có thể thay thế chỉ cột bằng dây thun đă được nối dài, sao cho lực căng của dây không quá mạnh làm dập xương rồng (Chú ý quan trọng)

-Vòng dây đầu tiên từ đáy chậu lên đỉnh ngọn xương rồng ghép. Chia đều 2 bên để dây không bị lệch tâm, làm bật cũ xương rồng giống phía trên

- Dùng 1 vòng thun cột ngang để to lực căng của các sợi thun lên đầu con giống thẳng gốc với mặt cắt ghép, đồng thời làm thun không bật ra. Việc côt bằng dây thun giúp ta thao tác nhanh , lực căng của thun làm 2 mặt phẳng ghép tiếp xút tốt hơn. Nhưng nếu lực căng  quá lớn thì lại làm dập cây xuơng rồng. Công việc nầy đòi hỏi phải thao tác quen sau nhiều lần tháp ghép rút kinh nghiệm

-Bước 12:Dùng nylon trùm đầu nơi tháp ghép để tránh ẩm. Đem để nơi khô ráo, mát trong 7-10 ngày. Sau đó tháo dây để có thể đem ra vườn để nuôi trồng

-Cây phát triển tốt sau 3 tháng ghép
Theo: caimon

CÁCH CHĂM SÓC CHO XƯƠNG RỒNG.

MUA HÀNG CHI TIẾT
xuong-rong-tieu-canh

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.
Hướng dẫn
  • 1Nước: Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng. Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.
  • 2Ánh sáng và không khí: Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.
  • 3Nhiệt độ: Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
  • 4Dinh dưỡng: Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác. Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 - 15 - 30. Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N - P2O5 - K2O Thời kỳ cây con 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 - 19 - 30 hoặc 20 - 30 - 20 Kích thích ra hoa 10 - 60 - 10 Thời kỳ ra hoa 6 - 30 - 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 - 1.5 g/lít nước.
  • CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC BÉ XƯƠNG RỒNG YÊU QUÍ CỦA MÌNH
  • Hotline để được tư vấn trực tiếp : 093 223 1984

Công dụng Cây Xương Rồng

MUA HÀNG CHI TIẾT
xuong-rong-tieu-canh
Thường ngày chúng ta chỉ biết tới Xương Rồng với công dụng để làm Cảnh ( kiểng) hay trồng làm hàng Rào. Thế nhưng trên thực tế Xương rồng còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới như làm thức ăn, thuốc, rượu…Bài viết này tôi xin tổng hợp lại một số công dụng của Xương rồng để quý vị cùng tham khảo.
1. Xương rồng làm thực phẩm
Đây chắc hẳn là một điều khá lạ lẫm với nhiều người bởi ít ai nghĩ tới loài cây đầy gai góc này lại làm nên những món ăn ngon tuyệt vời. Nào là salad Xương Rồng, Xương rồng sào ớt, gỏi Xương rồng …theo thống kê có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ xương rồng. Ở Mêhicô và các quốc gia Châu Mỹ thì món ăn từ xương rồng rất phổ biến chúng thường được sơ chế và bán như một món rau thường ngày.
Loại xương rồng thường được sử dụng làm thức ăn chủ yếu là xương rồng họ Opunitia, một loại xương rồng mỏng rẹt có hình elip, tên khoa học là Nopal. Gần đây loại xương rồng này đã được du nhập vào nước ta và được trồng ở Ninh thuận. Bộ phận của xương rồng được sử dụng làm thực phẩm không chỉ bao gồm than mà Trái của chúng còn rất được ưa chuộm với món Sinh tố xương rồng không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
2. Xương rồng giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử
Vì sao xương rồng thường được đặt gần máy tính hay các thiết bị điện tử…? Có phải chỉ để trang chí cho đẹp chăng? Mặc dù chúng ưa môi trường ngoại thất nắng và thoáng hơn?
Lý do chính là vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học Xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ máy tính hay các thiết bị điện tử bằng việc hấp thu một phần các tia tử ngoại này.
Trong số các mẹo chống tác hại của tia tử ngoại gây ra bao gồm: uống nước trà, ăn nhiều chuối…thì biện pháp sử dụng một chậu xương rồng đặt gần máy tính hay thiết bị điện tử đem lại hiệu quả hơn cả và cũng rất đơn giản.
3.Xương rồng làm Thuốc
Theo một số bài thuốc dân gian Xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.
Ngoài ra, Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu đường, Dạ dày, mệt mỏi…
Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá 15 USD và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.
4.Xương rồng được sử dụng phong thủy
Không chỉ để làm cảnh, Xương rồng còn được sử dụng rộng rãi trong phong thủy. Thường thường chúng ta thấy ở rất nhiều gia đình thường trồng 1-2 chậu xương rồng trước cửa, trồng vậy chỉ để làm cảnh chăng? Không hẳn vậy, vì theo quan niệm dân gian những loại cây gai góc có thể trừ tà và xương rồng là loại có rất nhiều gai nên được người dân sử dụng để xua đuổi tà ma, những điều không may mắn.
Một số quan điểm khác lại sử dụng xương rồng với mục đích phong thủy theo hướng và địa hình. Các hướng hay chỗ mang tính âm nhiều trong căn nhà được trồng xương rồng vào đó như một biện pháp cân bằng âm dương. Bởi Xương rồng thường được sử dụng như một loài cây Dương tính. Đem trồng vào hướng xấu, hay chỗ âm để khắc chế tính âm.
5. Xương rồng được sử dụng làm công cụ để tạo ra thuốc nhuộm vải
Các cây xương rồng được trồng để nuôi một loại dệp sáp. Và đem thu loại dệp náy ép lấy nước màu đem nhuộm vải sẽ cho ra những mảnh vải có màu sắc tự nhiên không chỉ đẹp mà màu sắc còn rất bền lâu…

“Khám phá” những cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

MUA HÀNG CHI TIẾT
Cây cảnh trong nhà là một giải pháp ít tốn kém, mang lại không khí trong lành cho không gian sống của chúng ta.
xuong-rong

Họ Xương rồng có 24 - 220 chi, tùy theo nguồn, có từ 1.500 đến 1.800 loài. Trồng Xương rồng trong phòng ở hoặc làm việc sẽ tạo không khí tươi mát, có lợi cho sức khỏe vì ban đêm cây nhả nhiều ion âm thiên nhiên rất cần đối với tế bào cơ thể con người, nhất là người cao tuổi, thích hợp với phong thủy.
hoangtamdiep

Hoàng Tâm Điệp là loại cây rất dễ trồng, có tác dụng giảm lượng ozone bên trong nhà, hút monoxide de carbonne rất hiệu quả (75%) và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde từ các máy móc thiết bị văn phòng.
caydaynhen

Cây dây nhện có thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao, có giống lá xanh tuyền hay lá xanh sọc trắng, chỉ cần tưới nước khi đất thật gần khô, vừa sống được dưới bóng râm hay ngoài nắng. Cây dây nhện có chức năng lọc formaldehyde hiệu quả.
hoa-da

Hoa đá cũng là một trong những loại cây cảnh tốt cho sức khỏe, phù hợp cho bạn để trong nhà hay phòng làm việc.
cay-lo-hoi

Cây Lô hội hay còn gọi là Nha đam, Long tu là một loài cây thuộc chi Lô hội, có nguồn gốc từ Bắc Phi. Bạn nên lựa chọn loại cây này để loại bỏ mùi hôi trong những ngôi nhà mới.
landuoiho

Lan Đuôi Hổ còn còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Lan Da Hổ, Lan Vạn Tuế, Nanh Heo. Lá mọc cụm, rễ bò lan, 2-6 lá mọc thành bó. Lá có hình kim bảng to, mọc thẳng đứng, có các vằn ngang giống như da hổ, nên có tên Lan da hổ. Đây là một trong những loại cây có tác dụng làm sạch không khí và hấp thụ ánh sáng tốt nhất, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và chức năng lọc formaldehyde vô cùng hiệu quả trong không khí.
Cập nhật: 10/01/2016Theo Kien Thuc

Kỹ thuật trồng hoa sen đá trong chậu

MUA HÀNG CHI TIẾT
Kỹ thuật trồng hoa sen đá vô cùng đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt về các thiết bị trồng, ngoài ra hoa sen đá cũng rất dễ sống và dễ chăm sóc.
Sen đá là cây thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước, đa dạng và phong phú về màu sắc và kiểu dáng. Sen đá được rất nhiều người ưa chuộng bởi đây là loại hoa có kỹ thuật trồng hoa đơn giản và dễ chăm sóc. Có ý kiến cho rằng sen đá là biểu trưng cho sự son sắt và vĩnh cữu trong tình yêu cũng như tình bạn. Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ở ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà hay phòng làm việc những màu sắc trẻ trung, độc đáo.
hoa-sen-da

Cây hoa sen đá rất thích hợp để trang trí nhà cửa hay văn phòng mà kỹ thuật trồng hoa lại rất đơn giản. (Ảnh minh họa)

Ánh sáng

Cũng như hầu hết các loại cây mọng nước, sen đá cần nhiều ánh sáng, thường ít nhất 6-8 giờ ngoài nắng 1 ngày. Sen đá cần ánh sáng để phát triển, nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá.

Nước

Sen đá là loài ưa nóng, khô. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, không để nước đọng lại trên lá.

Đất trồng

Chậu hoa sen đá chủ yếu cần loại đất có khả năng thoát nước tốt, có thể dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân. Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.
hoa-sen-da 1
Các điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa sen đá. (Ảnh minh họa)

Cách nhân giống

Để có 1 cây sen đá giống, rất đơn giản, chúng không cần cầu kỳ như những cây khác, chỉ cần lấy 1 cái lá của cây (chọn loại lá bánh tẻ hoặc hơi già 1 chút) sau đó để lá ở nơi cát ẩm hoặc đất ẩm, hoặc những nơi có bóng mát và một chút độ ẩm. Sau khoảng 1-2 tuần từ cuống lá sẽ mọc lên những mầm trồi. Khi đó có thể mang lá đã nảy mầm đi trồng, nhưng người trồng hoa phải hết sức cẩn thận với những mầm này vì chúng rất dễ bị gãy, để cho an toàn thì nên để khoảng 1-2 tháng chờ cho mầm đã thành cây cứng lúc đó đem trồng sẽ an toàn hơn.
hoa-sen-da 2
Bên cạnh kỹ thuật trồng hoa, người trồng cũng nên nắm vững cách nhân giống để tự tạo cho mình những chậu hoa sen đá đẹp mắt. (Ảnh minh họa)

Kỹ thuật trồng hoa

Cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu trồng rồi nhẹ nhàng đặt cây sen đá vào đất.
hoa-sen-da 3
Bước đầu tiên trong quy trình kỹ thuật trồng hoa sen đá. (Ảnh minh họa)
Dùng một tay giữ cây một tay cho thêm đất vào chậu sao cho đất đầy đến miệng chậu. Ấn nhẹ mặt đất để lèn đất xuống cố định cây.
hoa-sen-da 4

Người trồng hoa cũng nên chú ý bước này trong kỹ thuật trồng hoa để tránh trình trạng cây hoa bị đổ hoặc xiêu vẹo. (Ảnh minh họa)

Cách chăm sóc

Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá. Tùy thuộc vào thời tiết có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.
hoa-sen-da 5

Sen đá là một loài hoa rất dễ sống và không đòi hỏi người trồng phải thường xuyên chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Sen đá không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt quý khách có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.
Cập nhật: 19/12/2014Theo Vietq

Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh

MUA HÀNG CHI TIẾT



Chào mừng quý khách đến với Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh

Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh chuyên bán buôn bán lẻ các loại Xương Rồng trên mọi tỉnh thành của cả nước, Xương Rồng, Sen Đá, Tiểu Cảnh Xương Rồng, Cây Cảnh, Hoa Chậu, Dịch Vụ,  mỗi loại có những nét riêng cũng như đặc tính của từng loại, đến với Xương Rồng Tiểu Cảnh bạn sẽ an tâm về mọi chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã đáp ứng được sự lựa chọn của quý khách.

 Để tìm hiểu các sản phẩm chủng loại cũng như mẫu mã đa đạng  hãy đến với Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh của chúng tôi với tiêu chí: RẺ - Tốt - Chất Lượng - Đảm Bảo

 SHOP XƯƠNG RỒNG TIỂU CẢNH WEBSITE BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN, SHOWROOM TRỰC TUYẾN:

 Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh là website phân phối các sản phẩm xương rồng tiểu cảnh, xương rồng sen đá phân phối đi tất các tỉnh thành trên cả nước. Chuyên cung cấp sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

 MIỄN PHÍ GIAO HÀNG PHẠM VI NỘI THÀNH HÀ NỘI VỚI ĐƠN HÀNG TRÊN 1.000.000 VNĐ, ĐỔI TRẢ SẢN PHẨM NẾU KHÔNG ĐÚNG VỀ CHẤT LƯỢNg, HOÀN TIỀN NẾU KHÔNG HÀI LÒNG VỀ SẢN PHẨM:

 Bạn có thể mua sắm thoải mái trên Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh mà không có bất kỳ lo lắng nào, Giao hàng trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được đơn hàng, nếu không hài lòng về sản phẩm chúng tôi hoàn lại tiền và miễn phí vận chuyển khứ hồi, Giao hàng miễn phí nội thành hà nội với đơn hàng trên 1.000.000 VNĐ và ship hàng đi các tình và thành phố lân cận . Không thích giao hàng? bạn có thể ghé showroom online Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào về các sản phẩm của chúng tôi hãy gọi ngay tới bộ phận chăm sóc khách hàng 24/7 Hotline: 093 223 1984 để có được những giải đáp chi tiết và tận tình nhất. Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh luôn nỗ lực để bạn có được những trải nghiệm mua sắm online tuyệt vời nhất!

 DỊCH VỤ BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP:

 Dịch vụ Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh là dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp, online - offline: thông tin nhanh, chính xác về hàng hóa, số lượng, giá cả, chế độ hậu mãi sau bán hàng rõ ràng, uy tín. Giao nhận hàng nhanh, thân thiện. 

Shop Xương Rồng Tiểu Cảnh là đại lý phân phối Xương Rồng Tiểu Cảnh, Xương Rồng Sen Đá các loại từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

 Chúc quý khách sức khỏe và thành công !

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng

MUA HÀNG CHI TIẾT
Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.
Kỹ thuật trồng xương rồng không khó và mất nhiều công sức như các loại cây cảnh khác, nhưng nếu để ý và áp dụng đúng, những chậu cây xương rồng cảnh sẽ mau lớn và đẹp hơn.

Tưới nước

Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.
Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Xương Rồng Tiểu Cảnh

 Tưới nước là một kỹ thuật trồng xương rồng cần phải chú ý. (Ảnh minh họa)
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
Xương Rồng Tiểu Cảnh

Cần chú ý ánh sáng trong kỹ thuật trồng xương rồng. (Ảnh minh họa)
Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng... Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Xương Rồng Tiểu Cảnh
Cần chú ý nhiệt độ khi trồng và chăm sóc xương rồng. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng

Mặc dù cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Phân bón

Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).
Xương Rồng Tiểu Cảnh
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg... nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.
 
Support : Copyright © 2016. Xương Rồng Tiểu Cảnh - All Rights Reserved